Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum trẻ trung, xanh mát

 Mẫu thiết kế nhà ống đẹp 2 tầng 1 tum hiện đại mặt tiền 4m, 3 phòng ngủ, mẫu nhà ống đẹp 2 tầng 5x20m 2 tầng 1 tum đẹp

1. Tum nhà là gì?

>>> Xem thêm: Ống nhựa HPDE


Tum nhà là phần trên cùng của ngôi nhà, thông thường tum nhà có thể đơn giản là phần tường, mái cầu thang đi lên sân thượng hoặc có thể bao gồm thêm một phòng ở phía trước hoặc phía sau cầu thang trong ngôi nhà ống, nhà phố.
Quý vị đang có ý định xây nhà ống 2 tầng một tum và băn khoăn không biết nên chọn một mặt tiền như nào, bố trí mặt bằng ra sao thì bài viết này sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin hữu ích nhất về một mẫu nhà điển hình. Để ngắm nhìn các mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum khác, vui lòng xem bài tổng hợp sau:


2.  Mặt tiền mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum mặt tiền 4m 3 phòng ngủ

Quý vị đang muốn thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum mặt tiền 4m có 3 phòng ngủ hay thiết kế nhà ống 2 tầng 5x20m 1 tum đẹp? Mời các bạn tham khảo mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum 3 phòng ngủ dưới đây để tìm câu trả lời.
Ngôi nhà xuất hiện trên con phố giữa lòng Hà Nội với vẻ ngoài lộng lẫy, kiêu sa thu hút mọi ánh nìn cảu những lữ khách qua đường. Gam màu trắng chủ đạo làm nổi bật lên mảng tường màu hồng ấm áp đan xen cây cỏ, hoa lá tạo tất cả hoà quyện với nhau một cách hoàn hảo tạo nên vẻ đẹp tràn đầy sức sống. 
Mặt tiền tầng 1 thường được ốp đá để tăng mức độ sang trọng của ngôi nhà. Cổng và trụ cổng nhà thiết kế phá cách, hiện đại.
Với phong cách thiết kế hiện đại thì ngôi nhà 2 tầng 1 tum được thiết kế với hình khối mạnh mẽ, màu sắc tươi trẻ, thích hợp với chủ nhà yêu thích nghệ thuật kiến trúc và phối màu. Nhà thiết kế đã tận dụng tối đa các khoảng trống ở ban công và sân thượng để mang lại màu xanh của cây lá, giúp con người sinh sống trong ngôi nhà gần thiên nhiên hơn. Xu hướng về với màu xanh của thiên nhiên đang là hướng đi mới của kiến trúc trong những năm gần đây. Các nhà thiết kế luôn cố gắng tối đa để đưa cây xanh ra mặt tiền ngôi nhà, bên trên ngôi nhà, bên ngoài nhà và đưa cây xanh vào cả bên trong ngôi nhà. 

>>> Xem thêm: 5 ý tưởng thiết kế gầm cầu thang tiện dụng

Quay trở lại với khu vực tầng 1 được thiết kế đơn giản với đá granite đen và cửa kính giúp dễ dàng đón nhận ánh sáng vào trong nhà làm cho không gian sống luôn thoáng mát, sáng sủa.  Đặc biệt khung cửa sử dụng kính màu chống tia cực tím và tiếp nhận ánh sáng trung hòa cho các gian phòng tiền sảnh. Để tăng thêm tính an toàn thì cửa vách kính tầng 1 này có thể sẽ được thiết kế thêm hoa sắt cửa sổ hoặc cửa cuốn bên ngoài để bảo vệ.

Nếu như tầng một mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum được ví như một cô gái có vẻ ngoài lạnh lùng, khó tiếp cận thì lên đến tầng 2 cô gái ấy như được đánh thức vẻ đẹp tiềm tàng, lột xác thành một thiếu nữ trẻ trung, duyên dáng. Cô gái này đã biết nhận thức được nét đẹp của bản thân cũng như cởi mở hơn đón nhận nhiều điều mới mẻ bên ngoài. Bằng việc sử dụng màu sắc đỏ tươi mới nổi bật trên nền màu trắng, ngôi nhà được nhìn thấy nổi bật từ phía xa và trở nên ấn tượng nhất trên dãy phố. Hình khối đỏ từ tầng 2 được kéo thẳng lên làm lan can của tầng 3- sân thượng giúp hình khối trở nên to hơn và có tỉ lệ đẹp, phù hợp với tỉ lệ của ngôi nhà.

Tầng tum có thể xem là nơi mà khái niệm không gian xanh được thể hiện một cách hoàn hảo nhất với những giàn cây leo đầy sắc màu hay các chậu cây cảnh bố trí xung quanh  mang lại sự dịu dàng, nữ tính cho không gian sống. Kiến trúc sư thiết kế đã khéo léo đua một ban công nhỏ ra để tách hẳn khối ban công và lan can màu đỏ được nối dài từ tầng 2 lên. Lan can kính với tay vịn inox mang ngôn ngữ của kiến trúc hiện đại, rõ ràng ngôi nhà là một tổng thể hình khối kiến trúc mạch lạc, sử dụng vật liệu hiện đại để tạo nên một ngôi nhà ống 2 tầng 1 tum vừa đẹp mắt vừa thuận tiện sử dụng.

Đột nhập không gian bên trong khu vực tầng tum của ngôi nhà ống 2 tầng 1 tum này có thể thấy gia chủ đã đầu tư khá kỹ lưỡng biến nơi này thành nơi nghỉ ngơi, thư giãn của gia đình. Không còn bê tông, cốt thép thay vào đó là những mảng thiên nhiên xanh tốt, nền sỏi mát rượi hay những chiếc ghế tựa lưng tiện nghi thoải mái. Còn gì tuyệt vời hơn khi những ngày hè nóng bức tại thủ đô, các thành viên gia đình có thể cùng nhau lạc vào khu rừng nhỏ này để cùng nhau trò chuyện, tránh nóng, nhâm nhi ly cafe vào ban đêm gió mát và tận hưởng  cuộc sống nơi phố thị.

>>>Xem thêm: Ống nhựa PPR

3. Bố trí mặt bằng cho ngôi nhà ống 2 tầng 1 tum

Bản vẽ  mặt bằng thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum đưa ra một cách bài trí hợp lý, thông minh, đầy đủ công năng cần thiết. Các KTS đã khảo sát mặt bằng, tham khảo ý kiến của chủ nhà để đưa ra nhưng tính toán cân đối nhất. Ở mặt bằng tầng 1 ngôi nhà được bố trí phía trước là phòng khách, giữa nhà là khu cầu thang và nhà vệ sinh, phía sau nhà là bếp + phòng ăn và có một khoảnh sân sau nhỏ để phục vụ cho bếp. Ngoài ra, khoảnh sân phía sau đóng vai trò thông gió, chiếu sáng cho phòng ăn và tạo nên view đẹp cho phòng bếp do đó nhà thiết kế đã bố trí vách cửa kính lớn để tận dụng tối đa khoảnh sân sau trồng cây để làm đẹp cho ngôi nhà.

Tầng 2 là nơi bố trí các phòng ngủ. Diện tích ngôi nhà khá lớn, chủ nhà đã yêu cầu mỗi phòng ngủ đều có vệ sinh riêng, điều này mang lại tiện ích sử dụng tối đa cho căn nhà. Cầu thang kết hợp với khoảng giếng trời nhỏ bên cạnh giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng và thoát khí tốt. Mỗi phòng ngủ phía trước và sau đều có ban công riêng, giúp tránh nóng cho căn phòng hiệu quả.


Có thể tóm tắt lại công năng có thể đáp ứng được của mẫu thiết kế nhà 2 tầng 1 tum bao gồm:  mặt bằng tầng 1 gồm các phòng chức năng như phòng khách, phòng bếp + ăn, và 1 WC. Tầng 2 gồm 2 phòng ngủ và 2 nhà vệ sinh riêng cho mỗi phòng. Tầng tum có thêm 1 phòng ngủ dự phòng, 1 phòng vệ sinh và phòng thờ. Diện tích còn lại tận dụng làm sân thượng xinh đẹp như chúng ta đã thấy ở phần trên.4. 
Đối với các mẫu nhà ống nói chung và mẫu nhà ống 2 tầng 1 tum trên đây nói riêng thì việc xử lý không gian và ánh sáng để trong nhà không có cảm giác chật chội, bí bách là điều vô cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó tại khu vực tầng một, các KTS còn khéo léo chừa một khoảng sân nhỏ khoảng 8m2 trước khi vào nhà để lấy sáng và khí cho phòng khách. Ngoài ra, khu vực phòng bếp do nằm ở cuối nhà nên cũng được đặt cạnh giếng trời để lấy sáng và lưu thông không khí được dễ dàng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sử dụng gương trong thiết kế nội thất thế nào cho hiệu quả?

Mẫu thiết kế nhà tắm nhỏ nhưng đẹp